So sánh nền tảng Magento và WordPress

Khái niệm về Magento và WordPress

Magento là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở cho phép doanh nghiệp có thể tạo ra các cửa hàng trực tuyến, tích hợp các phương thức thanh toán, vận chuyển. Trong lĩnh vực thương mại điện tử Magento chiếm trọn 26% thị phần với mức tăng trưởng hàng năm đều đặn. Các doanh nghiệp lớn trên thế giới đang sử dụng nền tảng này có CocaCola, Canon, Samsung….Magento được xem như là nền tảng thương mại điện tử mạnh nhất linh hoạt trong việc mở rộng quy mô.

WordPress là nền tảng không còn xa lạ với bất kỳ ai, là một mã nguồn mở của ngôn ngữ PHP hỗ trợ tạo blog cá nhận, số lượng người dùng WordPress mỗi năm đều tăng thêm theo cấp số nhân. Trước đây WordPress thuần về việc xây dựng thiết kế các website tin tức, doanh nghiệp…những những năm gần đây WordPress được khá nhiều doanh nghiệp nhỏ ưa dùng

Những điều cần biết khi lựa chọn nền tảng thương mại điện tử

Nếu không dành nhiều thời gian nghiên cứu và phân tích bạn sẽ không thể biết được đâu là tiêu chí để lựa chọn nền tảng thương mại điện tử. Dưới đây chúng tôi sẽ list ra một số yếu tố cơ bản để bạn có thể nắm được khi đưa ra quyết định

  • Mục tiêu:  Bạn muốn nền tảng này đi đường dài hay là một quãng thời gian ngắn. Nếu đường dài hãy lựa chọn những nền tảng có khả năng thay đổi, nâng cấp quy mô linh hoạt có thể tùy chọn thêm bớt yêu cầu.
  • Chi phí: Mức chi phí ngân sách bạn bạn có là như thế nào.
  • Dễ sử dụng: Hệ thống dễ dàng cho những người mới bắt đầu
  • Hệ thống API: Khả năng kết nối với các bên thứ ba như Google, Facebook, các phương thức vận chuyển, thanh toán…
  • Tiện ích mở rộng: Phần này sẽ tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp sau này

So sánh hai nền tảng thương mại điện tử Magento và WordPress

Chi phí của Magento với  WordPress

Magento – Chi phí cao

Chi phí khi sử dụng Magento khá đắt vì nền tảng này cung cấp nhiều giá trị hơn với lưu trữ đám mây hiệu suất cao, các tính năng bổ sung. Phần mềm cốt lõi của Magento bạn có thể tải xuống miễn phí nhưng ít nhất sẽ cần VPS để lưu trữ thông tin. Ngoài ra để sử dụng được các tiện ích mở rộng bạn cũng cần phải trả tiền cho các extension và điều này cũng tăng lên chi phí đáng kể.

WordPress – Chi phí thấp

Chi phí sử dụng WordPress rẻ hơn so với Magento. Tuy nhiên nếu bạn muốn sử dụng WordPress như một trang website bán hàng thì bạn cũng cần cài đặt thêm các model, extension để hoàn thiện website. Tất nhiên chi phí về các tiện ích mở rộng của WordPress cũng khá cao và các plugin của WordPress hay bị lỗi nên trong quá trình sử dụng website bạn sẽ gặp khá nhiều vấn đề.

Độ khó khi sử dụng Magento và WordPress

Lựa chọn nền tảng cho website của mình không những phải đáp ứng được nhu cầu mong muốn kinh doanh mà còn phải dễ dàng sử dụng. Có thể là nhà quản lý, nhân viên các phòng ban… việc một nền tảng dễ dàng sử dụng sẽ tiết kiệm thời gian cũng như nhân lực đào tạo ban đầu. Hãy xem Magento và WordPress cái nào dễ sử dụng hơn

Magento – Dễ sử dụng

Magento là một nền tảng thương mại điện tử đóng gói rất nhiều tính năng tích hợp sẵn trong các gói. Nếu ngay từ lúc bắt đầu người dùng sẽ cảm thấy hệ thống này rất khó sử dụng bởi các luồng làm việc chồng và liên kết quá nhiều với nhau. Tuy nhiên thời gian sau khi sử dụng thành thạo nền tảng này bạn sẽ thấy vô cùng bất ngờ bởi cách sắp xếp khoa học, quản lý store, sản phẩm chi tiết đến từng danh mục hỗ trợ rất nhiều trong quá trình sau này. Ngoài ra Magento có hẳn một website riêng để bạn tìm kiếm những thắc mắc cũng như vấn đề trong quá trình sử dụng hệ thống.

WordPress – Dễ sử dụng

WordPress có lẽ còn dễ sử dụng hơn so với Magento rất nhiều. WordPress có bảng hướng dẫn thiết lập khá chi tiết bao gồm tạo trang, cài đặt thêm các plugin, tùy chọn giao hàng, vận chuyển… WordPress định hướng phát triển dành cho đối tượng người dùng phổ thông, không có nhiều kiến thức về lập trình website nâng cao. Các thao tác rất đơn giản, giao diện quản trị trực quan rất thuận tiện với người dùng

Hệ thống API

Magento – Hệ thống API mở

Magento là số một về hệ thống API mở. API của Magento cho phép các nhà phát triển dễ dàng tích hợp đặc biệt là về các cổng thanh toán. Nếu cổng thanh toán bạn đang tìm kiếm chưa có sẵn, thì bạn có thể thuê ai đó để tạo tiện ích mở rộng tùy chỉnh cho điều đó hoặc bạn có thể sử dụng các liên kết đi kèm với PayPal, Authorize.net, Stripe, 2Checkout, Braintree, WePay, Google Checkout, Skrill và nhiều hơn nữa. Có thể nói Magento cực mạnh trong việc kết nối bên với bên thứ ba nếu bạn đang cần tìm nền tảng ecommerce không dưới hạn API thì Magento là lựa chọn số 1.

WordPress – Hệ thống API hạn chế

Hệ thống API của WordPress được hệ thống toàn bộ lại ở trang web codex  bạn có thể ghé thăm. API của WordPress giúp các lập trình viên có thể can thiệt vào code và tùy chọn chỉnh sửa dễ dàng. Nếu so với Magento thì hệ thống API của WordPress hạn chế hơn một chút về khả năng kết nối với các bên thứ ba đặc biệt là các phần mềm chuyên dụng của doanh nghiệp.

Tiện ích mở rộng

Magento – Sẵn sàng mở rộng

Lựa chọn Magento làm nền tảng kinh doanh bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề mở rộng sau này. Với hệ thống nền tảng vững chắc Magento cho phép các doanh nghiệp có thể phát triển từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn mà không gặp bất kỳ vấn đề gì. Ngoài ra khi sử dụng nền tảng này doanh nghiệp còn có thể tùy chọn thêm các ngành và tạo thêm các website, store dễ dàng

WordPress – Hạn chế trong khả năng mở rộng

Nhược điểm khi sử dụng nền tảng WordPress đó chính là việc kinh doanh của bạn phát triển nhanh về cả số lượng sản phẩm, quy mô thị trường hay nguồn nhân lực… thì nền tảng này không thế đáp ứng được. Và hệ thống bảo mật của WordPress cũng là vấn đề bạn nên lưu ý.

Xu hướng sử dụng Magento thay các mã nguồn khác

Magento và WordPress đều là nền tảng thương mại điện tử đầy đủ tính năng mà bạn có thể sử dụng để xây dựng thiết kế website bán hàng. Tuy nhiên nếu muốn tập trung phát triển lâu dài bạn nên lựa chọn nền tảng Magento bởi những tính năng vượt trội trong việc quản lý sản phẩm, bán hàng nâng cao. Hơn hết Magento còn có khả năng mở rộng linh hoạt cho phép doanh nghiệp có thể phát triển lâu dài. Tất nhiên tùy theo từng mục tiêu giai đoạn phát triển của công ty bạn cũng có thể lựa chọn một nền tảng khác cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích tới bạn trong quá trình lựa chọn và tham khảo các nền tảng.

Have A Project In Mind? Let's Get To Work

    Bài viết liên quan