Magento là gì? Lý do nên dùng nền tảng Magento

Tại sao Magento lại được quan tâm và được nhiều doanh nghiệp tin dùng đến như vậy, liệu có có thực sự giá trị như cách mà người ta tung hô không?

Magento Là Gì? Lịch sử phát triển của Magento

Magento là mã nguồn mở tạo website thương mại điện tử được ra mắt vào năm 2007 được xây dựng trên Zend Framework và các ngôn ngữ lập trình PHP.  

Magento có hai phiên bản đó là Magento Open Source (miễn phí) và Magento Commerce (phiên bản trả phí) với nhiều tính năng nâng cấp, cải tiến liên tục. Ngoài ra vẫn còn một số phiên bản tồn tại song song với platform mới này là Magento Professional Edition và Magento Go.

Magento trải qua nhiều giai đoạn nâng cấp và update liên tục. Bắt đầu bằng phiên bản Beta ra mắt ngày 31.8.2007 Magento chính thức bắt đầu giai đoạn phát triển của mình

  • 30.5.2008: Magento 1 ra đời
  • 20.5.2010: Magento tung ra phiên bản dành cho điện thoại di động
  • 02 -06.2011: Thời gian Ebay đầu tư vào Magento và phát triển nó thành một danh mục phát triển mới của X.Commerce
  • 3.11.2015: Magento tách ra khỏi Ebay trở thành công ty độc lập và được rót vốn bởi quỹ Permia
  • 17.11.2015: Magento 2 ra đời. Tạo nên bước ngoặt thực sự cho các platform thương mại điện tử
  • 2018: Với số tiền khoảng 1.68 tỷ USD, Adobe chính thức là ông chủ mới của nền tảng thương mại điện tử Magento

Từ khoảng năm 2018 đến nay Magento cung cấp nhiều hơn các tính năng vượt trội, tái cấu trúc phát triển hệ thống trở thành một trong những nền tảng thương mại nên sử dụng nhất. Đặc biệt theo thống kê vào năm 2018 trong tổng số 457.968 website thương mại điện tử thì có hơn 342.218 trang web dùng nền tảng Magento. Trong đó có rất nhiều tên tuổi sử dụng như Fraport AG, Dyson, MotherCare, Orsay, Tilbury, Poundland,…

Tính năng của nền tảng Magento đối với website thương mại điện tử

Magento là hệ thống nguồn mở tự lưu trữ phổ biến được cả nhà bán hàng và các nhà phát triển trực tuyến tin dùng, thông qua các tính năng vượt trội hỗ trợ tối ưu hoạt động vận hành kinh doanh. Tính năng của nền tảng Magento được nhiều công ty công ty. Dưới đây chúng ta hãy cùng điểm qua các bộ tính năng của nền tảng Magento nhé

Tính năng cơ bản của Magento đối với website thương mại điện tử

  • Quản lý sản phẩm: Magento cho phép người dùng quản lý sản phẩm theo từng danh mục, mã hàng, đăng tải quản lý nhiều hình ảnh khác nhau, tùy chọn nhận xét đánh giá sản phẩm, danh mục sản phẩm ưa thích..
  • Quản lý Category: Đây hẳn là nỗi đau đầu với chủ doanh nghiệp, khi mà việc kinh doanh không chỉ dừng lại bán ở một hay hai mặt hàng, có quá nhiều mã hàng với kích cỡ, chất liệu khác nhau dẫn đến việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn thì magento chính là giải pháp – sử dụng website nền tảng Magento giúp nhà quản lý dễ dàng tìm kiếm, chọn lọc sản phẩm thông minh.
  • Quản lý kho hàng: Nỗi lo hàng tồn kho, bán ở nhiều hệ thống, nhiều kênh khác nhau, dẫn đến việc kiểm soát khó khăn. Vấn đề này sẽ được giải quyết ngay lập tức với hệ thống tính năng quản lý của Magento.
  • Quản lý khách hàng: Tạo tài khoản, tình trạng hoạt động, lịch sử giao dịch, hệ thống sản phẩm ưa thích khách hàng mình thường mua. Xây dựng các chương trình marketing, khuyến mãi, tích điểm hỗ trợ tối đa hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.
  • Quản lý đơn hàng: Tính năng của Magento hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý đơn hàng được chi tiết thông qua các trường thông tin cơ bản và nâng cao giúp doanh nghiệp vận dụng tối đa vào hoạt động vận hành.
  • Thanh toán và vận chuyển: Kết nối linh hoạt nhiều phương thức vận chuyển và thanh toán khác nhau, hỗ trợ khách hàng tối đa, tăng trải nghiệm mua sắm tại website.
  • Tính năng khác: Bao gồm công nghệ tìm kiếm thông minh, hỗ trợ đa ngôn ngữ, tiền tệ, hệ thống phân tích và báo cáo chi tiết, tích hợp đối tác…là một trong những các tính năng cơ bản mà Magento cung cấp cho một website thương mại điện tử.

Tính năng nâng cao của Magento đối với website thương mại điện tử

Vượt qua khỏi các tính năng cơ bản, phá vỡ mọi hạn chế của mã nguồn mở Magento còn cập nhật cho mình hệ thống nâng cao, tận dụng hệ thống, ứng dụng công nghệ, phát huy mọi tiềm lực của doanh nghiệp:

  • Wishlists: Hệ thống wishlist chia sẻ, lưu trữ sản phẩm, danh sách yêu thích của mỗi khách hàng
  • Multi store/ mail feature: Quản lý nhiều cửa hàng, kho hàng, điểm bán hàng linh hoạt
  • Email list: Danh sách email, lọc, sắp xếp và lưu trữ phục vụ cho việc quảng cáo
  • Compare products: so sánh, đối chiếu sản phẩm.
  • Bundle/Grouped/Digital products & more: gói, nhóm sản phẩm, thuộc tính riêng biệt cho từng sản phẩm.
  • CMS system for static pages: trang tĩnh giúp thiết kế độc lập với hệ thống sản phẩm, tạo ra sự tùy biến cho từng chiến lược bán hàng.
  • Good SEO performance: tối ưu sẵn có với các công cụ tìm kiếm, tích hợp sẵn SEO.
  • Advanced searching: tìm kiếm nâng cao và tùy chỉnh tìm kiếm, giúp bạn điều hướng được người sử dụng.
  • Layered/Filter navigation: tự tạo ra các bộ lọc thông minh, tùy chỉnh bộ lọc theo từng tình huống cụ thể giúp cho việc thể hiện sản phẩm, tìm kiếm sản phẩm một cách thông minh nhất.

Một số thương hiệu đang sử dụng Magento làm nền tảng kinh doanh

Trên thế giới có rất nhiều công ty nổi tiếng dùng nền tảng Magento để xây dựng website cho mình, những cái tên chú ý được kể đến đó là BevMo, Burger King, Murad, Coca-Cola… không những thế tại thị trường Việt Nam cũng đã có rất nhiều công ty sử dựng nền tảng Magento như API, Canon, HP…trong việc xây dựng hoàn thiện hệ thống của mình.

Liệu có nên dùng nền tảng Magento để xây dựng website bán hàng không?

Magento hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý và xây dựng chiến lược kinh doanh của mình. Nhờ các tính năng như quản lý sản phẩm, bán hàng, khách hàng thông minh chi tiết Magento giúp doanh nghiệp rút ngắn được thời gian kiểm tra, tối ưu được nguồn lực quản lý, phân quyền và hệ thống báo cáo chi tiết giúp doanh nghiệp có thể ra quyết định phương án kinh doanh hợp lý.

Magento được viết từ ngôn ngữ khó nhất của PHP vì thế doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện website thông qua nền tảng này. NaTuHa Solution với 8 năm kinh nghiệm làm việc luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm về các giải pháp liên quan đến Magento.

Have A Project In Mind? Let's Get To Work

    Bài viết liên quan