Danh sách các nền tảng thương mại điện tử hiện nay

Việc sở hữu một website thương mại tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận khách hàng nhiều hơn. Đặc biệt trong thị trường thương mại điện tử khốc liệt và cạnh tranh như hiện nay. Để có một website tối ưu bạn cần chọn cho mình một nền tảng xây dựng thích hợp. Trên thế giới có rất nhiều nền tảng thương mại điện tử nó đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Trong bài viết này NaTuHa Solution sẽ tổng hợp toàn bộ thông tin về các nền tảng thương mại điện tử hi vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích

1. Magento – Nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ

Magento là nền tảng thương mại điện tử được các doanh nghiệp lớn sử dụng như Nike và Samsung với mức chi phí khoảng $16.000 -$20.000/năm. Là nền tảng mà rất nhiều doanh nghiệp muốn sử dụng nhưng lại gặp trở ngại về vấn đề chi phí sử dụng khá lớn nên các doanh nghiệp SMB còn khá do dự. 

Ưu điểm nổi bật của Magento

  • Quản lý nhiều cửa hàng, website con, store trên một hệ thống
  • Linh hoạt trong việc thay đổi ngôn ngữ, hệ thống tiền tệ
  • Phù hợp với mọi loại hình và quy mô doanh nghiệp
  • Tính năng quản lý sản phẩm, kho hàng, hàng tồn, bán hàng chuyên nghiệp
  • Hoạt động, cộng đồng người dùng toàn cầu
  • Hệ thống mở nên có thể kết nối bên thứ ba

Nhược điểm khi sử dụng Magento

  • Tốn thời gian làm quen: Vì hệ thống lớn nên đầu tiên người dùng cần có thời gian tìm hiểu
  • Chi phí xây dựng cao.

Magento được tạo ra để biến các công ty nhỏ thành các công ty lớn thông qua một nền tảng được xây dựng và cải tiến liên tục. Nếu bạn là người vừa tham gia vào chặng đường kinh doanh hay đã là một chiến binh trên thương trường đang cần đẩy mạnh bức phá doanh nghiệp hãy suy nghĩ đến nền tảng Magento 

2. Shopify – Nền tảng thương mại nổi tiếng

Ra mắt vào năm 2006 bởi những người sáng lập Tobias Lütke, Daniel Weinand và Scott Lake với tuyên bố: “Bạn không cần phải có bất kỳ kinh nghiệm về kỹ thuật hay thiết kế, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tạo ra một cửa hàng trực tuyến tuyệt đẹp. – You don’t need to have any technical or design experience to easily create a beautiful online store.”

Ưu điểm nổi bật của Shopify

  • Giao diện trực quan dễ sử dụng
  • Tối ưu các hoạt động Marketing
  • Hệ thống email trả lời tự động
  • Khả năng lưu trữ không giới hạn

Nhược điểm của Shopify

  • Chi phí cao chưa hỗ trợ thanh toán ở Việt Nam
  • Tùy chỉnh các chức năng hạn chế không phù hợp với doanh nghiệp lớn

Shopify là nền tảng thương mại điện tử cho phép tạo website bán hàng online dựa trên mô hình Cloud SaaS. Như tuyên bố của những nhà sáng lập bạn không cần biết nhiều về kỹ thuật hay thiết kế bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tạo một cửa hàng trực tuyến với Shopify

3. WooCommerce – mã nguồn mở trên WordPress

WooCommerce là một plugin thương mại điện tử mã nguồn mở của WordPress. Phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ đang tìm kiếm sự tích hợp dễ dàng với WordPress. USP của WooCommerce có lẽ chính là sự hỗ trợ. Họ có một cộng đồng các nhà phát triển rất lớn và có rất nhiều Plugin bổ sung tính năng cho nó.

Ưu điểm khi dùng WooCommerce

  • Miễn phí: Plugin này là miễn phí tuy nhiên những tiện ích nâng cao sẽ có phí
  • Dễ học và quản lý
  • Phổ biến cộng đồng nhà phát triển rộng

Nhược điểm khi dùng WooCommerce

  • Dễ bị xung đột với các plugin khác trong hệ thống
  • Độ bảo mật không cao
  • Làm chậm tốc độ tải trang web
  •  Một số tính năng của website thương mại sẽ mất phí khá coa
  • Chi phí phụ để duy trì hoạt động lớn

Nếu doanh nghiệp bạn đang dùng WordPress thì WooCommerce chính là giải pháp dành cho bạn. Tuy nhiên nếu bạn muốn tốc độ tải trang nhanh hơn, hệ thống quản lý thông minh trực quan thì hoàn toàn có thể xem xét các nền tảng ở trên. Lựa chọn một nền tảng phù hợp với quá trình và định hướng phát triển của công ty sẽ là bàn đạp cho tương lai.

4. PrestaShop

PrestaShop được đánh giá là một nền tảng thương mại điện tử rất phổ biến do dễ sử dụng. Với việc dễ cài đặt và tùy chỉnh, tất cả mọi thứ đều rất trực qua. Bạn có thể tạo ra một cửa hàng tùy ý và sử dụng một cách dễ dàng. Nhược điểm của PrestaShop đó chính việc không sở hữu nhiều tính năng linh hoạt, nếu bạn cần tùy chỉnh hay bổ sung bất cứ một vấn đề gì thì bạn cần mua thêm các extension.

5. OpenCart – nền tảng thương mại điện tử miễn phí

OpenCart là một nền tảng thương mại điện tử miễn phí đặc biệt phổ biến với các doanh nghiệp nhỏ và không đòi hỏi người sử dụng phải có nhiều kinh nghiệm lập trình. Để sử dụng được Opencart bạn phải cần một lập trình viên viết code cho website và sử dụng các plugin khác nhau để trang website được tối ưu. Nhược điểm lớn nhất của OpenCart chính là việc lệ thuộc quá nhiều vào các plugin khiến cho bạn khi sử dụng nền tảng này sẽ nằm ở thế bị động trong mọi trường hợp

6. OsCommerce

OsCommerce là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở đáng tin cậy nhất trong nhiều năm qua. Với hơn 7.000 add-ons cộng đồng tạo sẵn cho nền tảng này, bạn sẽ tận hưởng một loạt các tùy biến trong việc thiết kế và xây dựng. OsCommerce cung cấp một mạng lưới hỗ trợ rộng lớn tuy nhiên nhược điểm của nó là một phần mềm cũ và rất khó để thay đổi nếu muốn đổi mới.

7. Zen Cart

Điểm mạnh của Zen Cart là có một hệ thống quản lý sản phẩm tuyệt vời. Từ việc quản lý hàng hóa, giỏ hàng thanh toán kiểm soát hàng tồn, update sản phẩm Zen cho phép người sử dụng dễ dàng quản lý. Nhược điểm của ZenCart chính là tốc độ chậm khi bạn thêm quá nhiều sản phẩm mới cùng lúc hay bất kỳ giai đoạn nào, hệ thống đều sẽ bị hoạt động chậm lại. Ngoài ra giao diện của Zen có lẽ cần nhiều sự thay đổi hơn nữa.

8. Spree Commerce

Spree Commerce được xây dựng dựa trên Ruby on Rail và là một nền tảng thương mại điện tử mới toanh. Spree rất thuận lợi trong việc cấu hình và nâng cấp chức năng tuy nhiên vấn đề lớn nhất mà Spree đang gặp phải đó là kích thước và độ phức tạp khi quản lý của nó khiến người quản lý dễ dàng từ bỏ.

9. Jigoshop (WordPress)

Jigoshop là nền tảng thương mại điện tử khá nhẹ phù hợp với các nhà bán lẻ nhỏ. Jigoshop dễ dàng sử dụng, khả năng tích hợp với hệ thống thứ ba khá kém, tốn nhiều thời gian để quản lý chỉnh sửa. Và nếu muốn sử dụng Jigoshop cho website thương mại điện tử hẳn bạn sẽ phải đầu tư khá nhiều các tính năng phát triển khác.

10. VirtueMart (Joomla)

VirtueMart  là phần mở rộng  thương mại điện tử được sử dụng rộng rãi nhất của Joomla, VirtueMart là nền tảng rất dễ dàng để có thể tạo được một cửa hàng và sử dụng ngay. Khả năng đa ngôn ngữ là một ưu điểm tuyệt với khiến nó trở thành sự lựa chọn hấp dẫn cho các nhà bán lẻ phục vụ cho khán giả toàn cầu, như khách hàng có thể xem mô tả sản phẩm bằng tiếng mẹ đẻ của họ. VirtueMart khá thân thiện với SEO, là giải pháp thương mại điện tử đơn giản có khả năng tạo hóa đơn và quản lý hàng tồn kho. Nhược điểm lớn nhất của VirtueMart đó chính là việc tích hợp phần mềm với bên thứ ba.

Thông qua bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin về các nền tảng thương mại điện tử. Cân nhắc và lựa chọn nền tảng phù hợp để phát triển cùng với quy mô doanh nghiệp. Bạn có chia sẻ thông tin về các nền tảng đừng ngần ngại để lại comment dưới đây nhé!

Have A Project In Mind? Let's Get To Work

    Bài viết liên quan